Xuất khẩu gạo là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế lớn của Việt Nam. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu về 1,56 tỷ USD. Sản lượng gạo xuất khẩu đạt 2,95 triệu tấn. So với cùng thời điểm năm ngoái, số liệu này tăng 43,6% về khối lượng và tăng 54,5% giá trị. Trong đó, thị trường Trung Quốc có nhiều điểm đột phá.
Thị trường Trung Quốc rộng mở, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt
Xuất khẩu gạo tăng nhanh bất ngờ
Thời điểm đầu tháng 3, Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại và tăng thu gom gạo Việt Nam. Theo ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, công ty này đã xuất khẩu được lô hàng 2000 tấn gạo có chất lượng cao sang Trung Quốc.
Ông Bình cho hay “Sau đơn hàng này, công ty tiếp tục đàm phán tiếp lô hàng khoảng 20.000 tấn sang Trung Quốc. Ngoài ra, Philippines, Indonesia, Malaysia và các nước Trung Đông cũng đang có tín hiệu muốn nhập hàng”
Đơn hàng này có ý nghĩa rất lớn với hạt gạo Việt Nam. Trung Quốc tiến hành đóng cửa đã lâu do dịch bệnh. Các quy định về gạo nhập khẩu của Trung Quốc cũng rất khắt khe. Hiện nay, chỉ 21 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép xuất khẩu gạo vào thị trường Trung Quốc. Đơn hàng này là một tin vui với hạt gạo Việt.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, chỉ tính trong tháng 4 năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn với giá trị khoảng 546 USD. Như vậy, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất được 2,9 triệu tấn gạo với tổng trị giá là 1,5 tỷ USD. Riêng thị trường Trung Quốc đã nhập khẩu 506 nghìn tấn gạo Việt, mang về 292.5 USD.

Thị trường Trung Quốc tạo nhiều điều kiện cho hạt gạo Việt Nam
Ấn tượng nhất có lẽ là giá trị xuất khẩu gạo sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm đều đạt 589 USD/tấn, tăng đến 18% so với cùng thời điểm năm 2022. Tính đến nay, thị trường Trung Quốc là thị trường có mức giá bình quân của mặt hàng nông sản này cao nhất trong 3 thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam.
Cơ quan Hải quan Trung Quốc chi hay, trong quý I năm 2023, đất nước tỷ dân này giảm nhập khẩu gạo từ các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,… nhưng lại tăng mạnh sản lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Nhờ vậy, trong tổng nhập khẩu gạo của Trung Quốc, thị phần của Việt Nam được nâng lên mức 19.2%, tăng 12,5% so với năm trước. Trong tháng 4, bốn doanh nghiệp có sản lượng gạo được nhập khẩu vào đất nước này lớn nhất là Công ty TNHH Dương Vũ, công ty TNHH Tân Thạnh An, công ty TNHH Việt Hưng, công ty CP Tân Đồng Tiến.
Nguyễn nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột ngột này được cho là vì Trung Quốc có nhu cầu tiêu thụ rất cao. Trên thực tế, đất nước này là một thị trường truyền thống với lượng tiêu thụ cao. Dù đã sản xuất một lượng lớn gạo, Trung Quốc hằng năm vẫn phải nhập khẩu tới 5 triệu tấn gạo, chủ yếu là hai loại gạo thơm và gạo nếp. Điều này dẫn đến giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam vào thị trường này tăng.
Cùng với nguyên nhân trên, xu hướng sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi tăng lên. Những dòng gạo chất lượng thấp được Trung Quốc chú ý đến và thu mua nhiều hơn. Trong khi Ấn Độ đang cấm xuất khẩu gạo tấm và Pakistan sụt giảm số lượng gạo tấm thì Việt Nam là lựa chọn phù hợp nhất.
Thêm vào đó, Trung Quốc tiến hành mở cửa trở lại là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trung Quốc vừa chấp nhận cửa khẩu Móng Cái (thuộc tỉnh Quảng Ninh) là cửa khẩu đủ điều kiện nhập khẩu lương thực vào nước này với sản lượng tối đa là 200.000 tấn/năm. Như thế, Việt Nam có hai cửa khẩu đường bộ được phép nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc. Đó là cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Hữu Nghị (thuộc tỉnh Lạng Sơn)
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp đánh giá về tiềm năng xuất khẩu gạo vào Trung Quốc trong tương lai gần như sau: Trung Quốc tiếp tục là thị trường chứa nhiều cơ hội bứt phá nhất. Hạn hán kéo dài ở nước này khiến sản lượng lúa năm trước giảm 2%. Như vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm khoảng 6 triệu tấn gạo trong năm nay.
Năm 2023 được đánh giá là cơ hội hiếm có cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Bởi vì Philippines dự kiến sẽ nhập khẩu 3,1 đến 3,1 triệu tấn gạo từ Việt Nam. Trong khi đó, Indonesia và Trung Quốc cũng tăng cường mua gạo dự trữ vì vấn đề thời tiết cực đoan.
Xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm giành được nhiều thành tựu, trong đó, thị trường Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn gạo Việt Nam. Đây là một tín hiệu rất tích cực. Dự đoán trong thời gian tới, ngành xuất khẩu gạo Việt sẽ tiếp tục tăng trưởng và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.