Thịt vịt nướng thơm ngon, da giòn, đúng vị khó cưỡng

Gạo ST25 là thế hệ mới nhất của dòng lúa thơm lừng danh với nhiều phẩm chất được xếp vào hàng “thượng hạng”. Hạt gạo ST25 có mùi thơm đặc trưng của lá dứa hòa quyện với mùi thơm của cốm non rất dễ ngửi thấy kể cả khi gạo còn sống. Cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm “cực phẩm” với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định. Món thịt vịt nướng được ăn cùng gạo ST25 dẻo thơm thì đúng chuẩn hương vị bữa cơm người Việt.

Vịt nướng là món ăn có phần trang trọng khi thường xuất hiện trong nhà hàng, mâm cỗ vào những dịp lễ, Tết. Món vịt nướng hấp dẫn người dùng bằng hình thức bắt mắt và hương vị thơm ngon đặc biệt. Hôm nay, mình sẽ đem đến cho bạn công thức nướng vịt đơn giản, không cầu kì, có thể làm ngay tại nhà để chiêu đãi người thân mà không tốn quá nhiều công sức: cách làm vịt nướng ngon bằng lò nướng.

Thịt vịt nướng

Giới thiệu về món thịt vịt

Thịt vịt là một loại thực phẩm protein giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng trong nhiều nền văn hóa ẩm thực trên toàn thế giới. Thịt vịt có hương vị đặc trưng, thịt mềm và dai, giàu chất dinh dưỡng như protein, vitamin B, sắt và kẽm.

Thịt vịt có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, bao gồm nướng, xào, rang, hầm, nấu canh, và cả làm nhân cho bánh bao. Món ăn phổ biến nhất là vịt quay, một món ăn Trung Quốc nổi tiếng, với thịt vịt được nướng giòn bên ngoài và thịt bên trong mềm ngọt.

Ngoài ra, thịt vịt cũng được sử dụng để làm các sản phẩm thực phẩm khác như pate, xúc xích và giò. Tuy nhiên, do mức độ béo cao hơn so với thịt gà nên nên ăn thịt vịt một cách hợp lý để tránh tăng cân.

Nguyên liệu làm món thịt vịt nướng

  • 1 con vịt (1 – 1,2kg)
  • 1 củ gừng
  • 2 củ tỏi
  • 1 muỗng canh dầu ăn
  • 1/2 chén rượu trắng
  • 750ml nước uống
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 1 muỗng canh đường
  • 3 muỗng canh giấm gạo
  • 1 muỗng canh nước tương
  • Tiêu hạt, hoa hồi, lá nguyệt quế, vỏ cam

Các bước làm thịt vịt nướng bằng lò nướng hoặc nồi chiên không dầu

Thịt vịt được sử dụng để làm rất nhiều món. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cho các bạn cách làm món thịt vịt nướng tại nhà. Nguyên liệu thì đã được liệt kê bên trên. Bên cạnh đó bạn chỉ cần có thêm 1 chiếc lò nướng hoặc nồi chiên không dầu. 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt vịt mua về đem rửa sạch với nước. Sau đó khử mùi hôi vịt bằng cách bóp vịt với gừng giã nhuyễn hoặc rượu trắng. Rửa lại với nước rồi để ráo, vịt sẽ sạch và hết mùi hôi hoàn toàn.

Tỏi bóc vỏ, 1 củ thái lát, 1 củ để nguyên.

Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát.

Chặt bỏ phần đầu vịt, giữ lại hết phần thân và lau khô.

sơ chế

Bước 2: Áp chảo thịt vịt

Bắc một chảo lớn lên bếp và đun sôi cùng 1 ít dầu ăn. Khi dầu nóng già, bạn cho cả con vịt vào chảo, lật đi lật lại để da vịt xém vàng. Công đoạn này giúp vịt nướng có lớp da giòn ngon, mỡ vịt sẽ chảy ra giúp giảm bớt vị ngấy. Áp chảo vịt cũng giúp cho thịt vịt ăn đậm vị và thơm ngon hơn. 

áp chảo vịt

Bước 3: Tẩm ướp thịt vịt

Bắc một nồi khác lên bếp. Cho tỏi và gừng thái lát vào đảo đều với một chút dầu ăn cho thơm. Khi gừng, tỏi dậy mùi thơm, cho thêm 1 muỗng đường, 1/2 chén rượu trắng, 750ml nước, 2 muỗng nước tương, 3 muỗng giấm gạo, hoa hồi, lá nguyệt quế, tỏi, vỏ cam và hạt tiêu vào trộn đều (các loại thảo mộc mỗi loại một ít).

Đun sôi hỗn hợp gia vị cho sôi lên rồi hạ lửa nhỏ, cho vịt vào đun. Lưu ý, lượng hỗn hợp gia vị trong nồi nên để xâm xấp toàn bộ con vịt. Như vậy vịt mới ngấm gia vị và thơm ngon.

Đun thịt vịt liu riu trong khoảng 50 – 60 phút, khoảng 15 phút thì trở vịt một lần. Sau khi đun xong, lấy vịt ra ngoài, để ráo một chút rồi đặt vào khay nướng.

ướp thịt vịt

Bước 4: Nướng vịt

Pha mật ong với một chút nước, sau đó dùng cọ phết đều lên thân vịt để khi nướng vịt không bị khô.  Cho vịt vào quay khoảng 12 – 15 phút ở nhiệt độ 220 độ C cho lớp da săn lại. Sau đó lật thịt vịt lại và tiếp tục quay trong khoảng 10 phút. Cuối cùng, lấy thịt vịt nướng ra ngoài, để nguội bớt rồi chặt nhỏ. 

nướng bằng nồi chiên không dầu

Bước 5: Hoàn thành và trang trí món ăn

Chặt vịt thành những miếng nhỏ, dài vừa ăn, trình bày ra đĩa. Thịt vịt nướng có lớp da màu vàng nâu đậm, hơi bóng, mùi hương thơm lừng.

thịt vịt nướng

Cách pha nước chấm thịt vịt nướng

Nước sốt chấm là một phần không thể thiếu cho món thịt nướng, nó giúp gia tăng hương vị cho món ăn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu Sốt me Thái chua cay. Sốt mang vị chủ đạo là cay, chua và ngọt nên cực kì thích hợp cho những món thịt nướng nhất là phần thịt nhiều mỡ. 

nước sốt me

Nguyên liệu:

  • Nước cốt me: 200 ml
  • Đường thốt nốt: 50 gram
  • Nước mắm: 50 ml
  • Ớt bột, hành tím cắt lát, ngò gai: tùy ý

Cách thực hiện: Cho nước mắm, nước me, đường thốt nốt vào chảo đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan hết. Sau đó cho ớt bột, hành tím cắt lát và ngò gai vào đảo đều. Để lửa nhỏ cho sốt sôi nhẹ và sệt lại thì tắt bếp và để nguội.

Cách chọn thịt vịt ngon

Để chọn được thịt vịt ngon, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

  • Chọn vịt có thân hình đầy đặn, cân nặng trung bình, không quá gầy hay quá mập.
  • Kiểm tra da vịt: da vịt nên mịn và không có vết thâm hay sẹo. Nếu có vết sẹo hay thâm trên da, có thể cho thấy vịt đã bị chấn thương hoặc bị bệnh.
  • Kiểm tra mắt của vịt: mắt của vịt nên sáng và trong suốt, không có dấu hiệu của bệnh tật.
  • Kiểm tra màu lông: lông của vịt nên có màu sáng đẹp và không có dấu hiệu của bệnh.
  • Kiểm tra mùi: thịt vịt ngon không có mùi hôi, mùi nhẹ nhàng và thơm phức.
  • Chọn vịt có tuổi đời phù hợp: vịt trưởng thành thường có thịt đậm đặc hơn và ít béo hơn so với vịt non. Tuy nhiên, vịt non có thịt mềm hơn và thường được sử dụng để làm những món ăn như vịt quay.
  • Nên chọn các sản phẩm thịt vịt từ những cửa hàng, chợ hoặc nhà hàng uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cách bảo quản thịt vịt nướng

Sau khi nướng thịt vịt, để bảo quản thịt tươi ngon và tránh các vi khuẩn gây hại, bạn cần tuân thủ các bước sau:

  • Cho thịt vịt nướng nguội hoàn toàn trước khi bảo quản. Bạn nên để thịt nguội trong vòng 1 giờ sau khi nướng.
  • Bọc thịt vịt nướng trong giấy nhôm hoặc túi ni lông. Đảm bảo thịt được bọc kín để không bị khô.
  •  Để thịt vịt nướng trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C. Thịt vịt được bảo quản trong tủ lạnh có thể lưu được từ 3-4 ngày.
  •  Nếu muốn bảo quản thời gian lâu hơn, bạn có thể đóng gói thịt vịt trong túi ni lông và đặt vào ngăn đông của tủ lạnh. Thịt vịt đông lạnh có thể bảo quản được từ 2-3 tháng.

Lưu ý: Tránh để thịt vịt ở nhiệt độ phòng quá lâu hoặc để thịt vịt ở ngoài tủ lạnh quá lâu, vì điều này có thể gây mất vị và tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. Nên ăn thịt vịt trong thời gian ngắn sau khi nướng để đảm bảo tươi ngon và an toàn.