Để tạo ra một hạt gạo trắng ngần đẹp mắt như chúng ta vẫn thấy, thì hạt lúa phải trải qua rất nhiều công đoạn được gọi là quá trình sản xuất gạo. Vậy, hành trình biến từ hạt lúa thành hạt gạo diễn ra như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết nhỏ dưới đây nhé.
Sản xuất gạo là gì?
Sản xuất gạo là quá trình từ lúc trồng đến lúc thu hoạch hạt thóc, rồi biến hạt thóc thành hạt gạo thông qua các nhà máy chế biến và cho ra thành phẩm là hạt gạo, được đóng gói cẩn thận rồi chuyển đến tay người tiêu dùng.
Sản xuất gạo sạch là gì?
Thị trường ngày càng hướng về những thực phẩm an toàn cho sức khỏe. Vì thế, thị trường gạo cũng không ngừng hướng đến tiêu chí “sạch”. Sản xuất gạo sạch đòi hỏi mọi công đoạn đều phải “sạch”, an toàn với sức khỏe con người. Từ quá trình trồng trọt đến khâu sản xuất, người ta không sử dụng bất kỳ chất hóa học nào, nhằm đảo bảo an toàn thực phẩm. Gạo ST25 là một giống gạo như thế. Chúng được trồng hoàn toàn bằng phương pháp organic. Do đó, hạt gạo khi đến tay người tiêu dùng đảm bảo chất lượng ngon, bổ, rẻ.
Quy trình sản xuất gạo

Các loại gạo hiện nay trên thị trường đều được sản xuất thông qua quy trình gồm 5 bước cơ bản sau:
Chọn giống và gieo trồng
Công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất gạo là chọn giống và gieo trồng. Giống lúa được lựa chọn kỹ càng bởi Viện Di truyền (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), viện cây lương thực và cây thực phẩm nghiên cứu và phát triển. Thông thường tại mỗi thời gian trong năm tại một địa phương nhất định sẽ trồng một giống lúa nhất định, năm này qua năm khác vẫn giữ nguyên giống lúa đó. Các giống lúa ở Việt Nam có tính chống chịu tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, kết hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi nên năng suất lúa ở Việt Nam khá cao. Bằng chứng là nước ta trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan và Ấn Độ.
Chăm sóc cây lúa
Quá trình chăm sóc cây lúa chia ra thành nhiều đợt. Thông thường hoạt động chăm sóc cây lúa sẽ là bón phân định kỳ, phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, làm sạch cỏ cho ruộng lúa,… Những công việc này có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy.
Thu hoạch
Lúa khi chín, bông lúa nặng trĩu mang theo tinh túy đất trời. Lúa này chính là lúc người nông dân mong chờ nhất trong năm. Những cánh đồng lúa vàng ươm sẽ dần dần được gặt hái, phơi khô. Ngày nay, nhiều hộ nông dân đã lựa chọn gặt máy thay cho gặt tay, kết quả cho thấy hiệu suất rất cao và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Chế biến
Sau khi hạt thóc được thu hoạch sẽ được chuyển đến nhà máy sấy. Hạt thóc sau khi sấy khô sẽ được chuyển đến nhà máy chế biến để tiến hành xay xát. Quá trình xay xát trải qua nhiều lần chà xát và đánh bóng tạo ra những hạt gạo trắng ngần đẹp mắt. Tiếp đến, các loại máy móc sẽ lọc ra những hạt cát, hạt sạn lẫn trong gạo. Gạo đã được xay xát sẽ chuyển tiếp đến công đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất gạo là tách màu. Quá trình tách màu giúp chọn ra những hạt gạo có màu đẹp, đều.
Đóng gói và vận chuyển
Sau khi hạt gạo được kiểm tra kỹ về chất lượng, chúng sẽ được đóng gói trong các loại bao bì với khối lượng cho sẵn. Cuối cùng là chuyển những hạt gạo này đến nơi tiêu dùng.
Quy trình sản xuất gạo sạch
Về cơ bản, quy trình sản xuất gạo sạch cũng trải qua năm bước như quy trình sản xuất gạo thông thường. Tuy nhiên, để đảm bảo tiêu chí “sạch”, tất cả các công đoạn đều không có sự tham gia của chất hóa học. Ví dụ như trong khâu chăm sóc cây lúa sẽ không phun thuốc trừ sâu, không phun thuốc diệt cỏ mà diệt các loại cỏ gạo, cỏ lúa bằng phương pháp thủ công. Vì thế, năng suất vụ lúa có thể không cao nhưng đảm bảo hạt gạo tuyệt đối an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
Nhà máy sản xuất gạo lớn nhất Châu Á nằm ở đâu?
Công suất và công nghệ của nhà máy gạo Hạnh Phúc
Ngày 18.1.2022, nhà máy sản xuất gạo lớn nhất Châu Á đã được khánh thành tại tỉnh An Giang, Việt Nam. Nhà máy được xây dựng với quy mô lên đến 161.000 m2 tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nhà máy có công suất sấy đạt 4800 tấn lúa tươi mỗi ngày, hệ thống chưa 240.000 tấn lúa, công suất xay xát đạt 1.600 tấn lúa khô/ngày. Tổng lượng gạo thành phẩm mỗi ngày là 1000 tấn.
Nhà máy tiếp nhận nhiều công nghệ tiên tiến của thế giới như hệ thống làm sạch và sấy của Đan Mạch, hệ thống xay xát lúa gạo đến từ Thụy Sỹ,… Trang thiết bị đều được nhập khẩu từ Ý, Đức, Ba Lan,… và đạt tiêu chuẩn Châu Âu.

Khởi đầu mới cho gạo Việt
Nhà máy mang cái tên nhà máy gạo Hạnh Phúc, là khởi đầu hết sức tốt đẹp cho kế hoạch đầu tư và phát triển chuỗi chế biến sản xuất lúa gạo dài hạn của Tập đoàn Tân Long, trong đó thương hiệu tiêu biểu là thương hiệu gạo A An.
Nhà máy có vị trí địa lý thuận lợi, được bao quanh bởi bốn huyện trồng lúa nhiều là Thoại Sơn, Giang Thành thuộc tỉnh An Giang, huyện Hòn Đất và Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Lợi thế này góp phần rút giảm thời gian và chi phí vận chuyển lúa tươi từ các cánh đồng về nhà máy. Đồng thời đảm bảo lúa tươi được sấy và lưu trữ một cách hoàn hảo, giữ được mùi thơm và hương vị của lúa.
Có thể nói, nhà máy gạo Hạnh Phúc đã được đầu tư rất lớn về công nghệ và kỹ thuật, hứa hẹn một tương lai tươi mới cho chất lượng gạo Việt.
Hành trình hạt gạo đến với chúng ta quả không dễ dàng, từ thời gian cho đến các công đoạn sản xuất gạo đều rất tỉ mỉ và công phu. Qua đó chúng ta càng thêm trân trọng thứ linh phẩm trời ban này. Thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm về các công đoạn sản xuất, chế biến gạo, và thông tin về nhà máy gạo lớn nhất Châu Á.