Lúa tẻ là gì? Công dụng của cây lúa tẻ

Lúa tẻ là gì

Hình ảnh cây lúa gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người. Cây lúa tưởng chừng như đã quá quen thuộc với chúng ta, nhất là những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Vậy, lúa tẻ là gì? Bạn đã biết cách phân biệt lúa tẻ và lúa nếp chưa? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời hai câu hỏi trên và mách bạn một số công dụng của cây lúa tẻ mà có thể bạn chưa biết. 

Lúa tẻ là gì? Tầm quan trọng của cây lúa trong cuộc sống

Cây lúa – hình ảnh quá đỗi quen thuộc, dường như ai cũng từng thấy một lần trong đời, hoặc thậm chí là lớn lên bên cạnh cây lúa. Hình ảnh cây lúa trong lòng người dân Việt Nam có một vị trí rất đặc biệt. Lúa không chỉ mang đến nguồn lương thực mà chúng ta sử dụng hàng ngày, không chỉ mang đến giá trị thương phẩm, mà còn là một biểu tượng của văn hóa nước ta. Những cánh đồng lúa vàng ươm mênh mông in sâu vào tâm trí mỗi người dù chỉ một lần nhìn thoáng qua. Hương thơm tỏa ra từ cây lúa khiến chúng ta mê mẩn, như thể được quê hương ôm vào lòng và vỗ về, mà âu yếm. 

Lúa tẻ là gì

Nguồn gốc, lịch sử của cây lúa tẻ là gì?

Nguồn gốc của cây lúa tẻ là gì? Từ thời Vua Hùng dựng nước, ta đã thấy hình ảnh cây lúa xuất hiện trong những món ăn được tiến cống cho vua như bánh tét, bánh dày. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, thời đại đổi thay, nhưng cây lúa vẫn tồn tại đến tận bây giờ, vẫn giữ vị trí đứng đầu trong những cây lương thực trên thế giới. Lúa tạo ra gạo, là nguồn lương thực chính của một nửa dân số thế giới.

Lúa tẻ là một loại cây thuộc họ Poaceae. Có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, cây lúa được thuần hóa từ thung lũng Châu Giang, Trung Quốc. Lại có ý kiến cho rằng, cây lúa có nguồn gốc từ đồng bằng 2 bên bờ sông Dương Tử, Trung Quốc.

Tuy không thể khẳng định Việt Nam là quê tổ của cây lúa, nhưng chắc chắn một điều rằng, Việt Nam nằm trong những quốc gia có nền văn minh lúa nước phát triển hưng thịnh bậc nhất. Bằng chứng là nước ta đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo, chỉ sau hai quốc gia là Thái Lan và Ấn Độ. 

Cấu tạo của cây lúa tẻ là gì?

Lúa tẻ có cấu tạo 3 phần chính gồm rễ, thân và ngọn lúa. Ngọn lúa bao gồm một phần lá, bông và hạt lúa. 

Rễ lúa tẻ 

Rễ của cây lúa tẻ thuộc loại rễ chùm. Những rễ non có màu trắng sữa, rễ trưởng thành có màu sẫm hơn (màu vàng nâu hoặc nâu đậm). Những rễ đã già có màu đen. Rễ chùm này được gọi là rễ đốt. Ngoài ra, trước khi lúa ra 3 lá, loại lễ phụ trách hút chất dinh dưỡng và nước là rễ mầm, mọc ra từ phôi của hạt giống. Số lượng rễ vào thời kỳ trổ bông có thể đạt đến 800 rễ / cây với tổng chiều dài lên đến vài km.

Thân cây lúa tẻ

Lúa tẻ là loài thân thảo. Thân chia thành các lóng, bên ngoài có bẹ lá bao bọc. Có một mẹo để biết số lóng đó là lấy số lá cộng thêm 2. Các lóng ngắn và đặc dần từ trên xuống dưới. Lóng trên cùng là lóng dài nhất. Một lóng có độ dài hơn 5mm được xem là lóng dài. Bên trong lóng là một không gian rỗng được gọi là xoang lỏi. Số lóng mỗi cây tùy thuộc vào giống lúa. Giống dài ngày có tối đa 8 lóng, giống ngắn ngày có tối đa 5 lóng, còn giống trung ngày có khoảng từ 6 – 7 lóng. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông lúa. Chiều cao thân cây lúa tẻ quyết định đến khả năng chống đổ của cây lúa. Cây lúa càng cao thì càng dễ bị đổ. 

Ngọn lúa tẻ là gì

Đây là phần liên quan trực tiếp đến năng suất cây lúa. Quá trình ra hoa, thụ phấn, sự sinh trưởng của hoa đến khi phát triển thành bông lúa nặng trĩu đều diễn ra ở phần này. Lúa tẻ là loài cây tự thụ phấn. Quá trình thụ phấn diễn ra chỉ sau một ngày kể từ khi ra hoa. Vỏ trấu nở ra, trong thời gian 0 – 4 phút, các bao phấn vỡ ra, hạt phấn rơi vào trong bầu nhụy, cứ thế thụ phấn rồi phát triển thành hạt. Chúng ta có thể quan sát thấy khối lượng hạt tăng nhanh sau khi lúa trổ bông từ 15 – 20 ngày. Hạt lúa dần nặng trĩu, bông lúa cúi xuống, đồng thời trong hạt lúc này cũng diễn ra quá trình vận chuyển và tích lũy vật chất để hạt lúa chín dần. Cây lúa khi chín có màu vàng ươm đẹp mắt.

Cách phân biệt cây lúa nếp và lúa tẻ là gì?

Đều thuộc họ Poaceae, đều được gọi là lúa, nên ngoại hình của cây lúa nếp và cây lúa tẻ khá giống nhau. Muốn phân biệt chúng, chúng ta sẽ dựa trên hạt gạo mà chúng tạo ra. Sản phẩm của cây lúa nếp là gạo nếp. Sản phẩm của cây lúa tẻ là gạo tẻ

Về hình dáng và mùi hương

Gạo nếp có màu trắng sữa, thường ngắn, tròn trịa hơn và có mùi thơm nồng hơn gạo tẻ. 

Gạo tẻ thường dài, thon hơn và có màu trắng trong hơn gạo nếp. Mùi hương cũng nhạt hơn. 

Về hương vị

Cả hai loại gạo đều cho vị ngọt nhẹ khi ăn. Tuy nhiên, có sự khác biệt nhỏ về lượng đường có trong hai loại gạo. 

Gạo nếp có độ kết dính cao, ít nở, dẻo hơn và cho cảm giác no hơn khi ăn. 

Gạo tẻ có độ kết dính thấp hơn gạo nếp, nở nhiều, xốp, các hạt sau khi nấu xong thường rời rạc. Cơm nấu từ gạo tẻ dễ ăn hơn. 

Về giá trị các chất dinh dưỡng

Gạo tẻ cung cấp nhiều calo hơn so với gạo nếp. Nhưng gạo nếp lại được đánh giá là cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng hơn. Gạo nếp có tính nóng, vị ngọt, ăn vào ấm bụng, no lâu hơn. 

Về ứng dụng thực tế

Gạo tẻ thường dùng để nấu cơm, phục vụ cho các bữa ăn hàng ngày.

Gạo nếp thường dùng để nấu xôi, chè,… thường gặp trong các mâm cúng, bàn tiệc,…

Công dụng của cây lúa tẻ là gì?

Lúa tẻ là một trong những loài cây ngũ cốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như cuộc sống con người.

Cung cấp lương thực cho con người: Các quốc gia Châu Á, Châu Phi sử dụng gạo làm lương thực chính. Trong đó, hơn 95% dân số Việt Nam ăn cơm mỗi ngày. Trung bình một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 97 kg gạo trong một năm.

Có công dụng chữa một số bệnh theo quan niệm dân gian: 

  • Cây lúa có mặt từ hàng ngàn năm nay. Vì thế, cha ông ra rất có kinh nghiệm trong việc sử dụng các bộ phận của cây lúa để trị một số bệnh. Trong đó có những công dụng đã được khoa học chứng minh. 
  • Điều trị bệnh nước ăn chân: Lấy một ít gạo, giã nát rồi đắp lên chân
  • Điều trị sốt cao, mất nước: Một bát cháo trắng có thể bù nước nhanh cho những người sốt cao, đặc biệt là trẻ em. 
  • Chống say xe: Say xe là một tình trạng sức khỏe phiền toái mà rất nhiều người mắc phải. Để ngăn ngừa say xe, người ta nhai một ít gạo tẻ trước khi lên xe và thấy có hiệu quả.

Thân và rễ cây lúa tẻ có thể làm thuốc lợi tiểu.

Cám gạo được sử dụng để điều trị các bệnh thiếu do thiếu vitamin B do hàm lượng nhóm vitamin này trong cám gạo khá cao. 

Bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi lúa tẻ là gì và một số công dụng mà cây lúa tẻ mang lại. Hy vọng bạn sẽ cảm thấy thích thú với những kiến thức về cây lúa tẻ mà mình cung cấp!