Hạt gạo và những điều bạn cần biết

Hạt gạo

Gạo là lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam nói riêng và Châu Á, Châu Phi,… nói chung. Gạo không chỉ mang đến năng lượng để chúng ta hoạt động trong một khoảng thời gian dài mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho cơ thể. Hằng ngày chúng ta sử dụng một lượng lớn gạo, vậy, bạn đã biết rõ về hạt gạo chưa? Những lợi ích mà gạo mang lại cho chúng ta là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hạt gạo – Hạt ngọc trời ban

Hạt gạo được ví như là hạt ngọc trời ban, bởi hạt gạo cất chứa mọi tinh túy đất trời, là thứ linh phẩm thiêng liêng mà người dân Việt Nam tôn thờ. 

Lương thực là gì?

Lương thực là thức ăn chứa một hàm lượng tinh bột lớn, là nguồn cung cấp năng lượng chính cũng như hàm lượng carbohydrate cho cơ thể. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong lương thực một lượng lớn các chất có ích cho sức khỏe như protein, vitamin, chất béo, và các khoáng chất.

Có 5 loại lương thực chính trên thế giới là: lúa nước, lúa mì, ngô, khoai, sắn (khoai mì). Mỗi một loại lương thực trên đây đều có một vùng phân bố riêng. Lúa mì nổi tiếng ở Châu Mỹ, Châu Âu. Lúa nước phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Châu Á và Châu Phi. 

Nguồn gốc của cây lúa

Cây lúa là hình ảnh quá đỗi thân thương đối với người dân Việt Nam chúng ta. Cây lúa xuất hiện từ rất sớm. Có ý kiến cho rằng, cây lúa bắt nguồn từ đồng bằng ven sông Dương Tử của Trung Quốc. Từ 2500 năm trước Công Nguyên, cây lúa đã được ghi vào sử sách, đánh dấu cho một khởi đầu mới về nguồn gốc của một cây lương thực quan trọng bậc nhất trên thế giới. 

Bắt đầu từ Trung Quốc, cây lúa lan truyền sang những vùng lân cận như Ấn Độ, sau đó là khu vực Địa Trung Hải, rồi đến Bắc Âu, Nam Phi. Dần dần, cây lúa trở nên phổ biến và được nhiều quốc gia lựa chọn là cây lương thực chính, trong đó có Việt Nam.

Ban đầu, cây lúa được trồng là cây lúa khô. Về sau, người ta phát hiện ra có thể trồng lúa ở cả những vùng đất ngập nước, hiện nay được gọi là ruộng lúa. 

Hạt gạo

Cấu tạo hạt gạo như thế nào?

Lúa gạo là cây lương thực có khả năng chống chịu mạnh, năng suất cao. Hiện nay có rất nhiều giống lúa với nhiều đặc tính nổi trội như ST24, ST25,… Những giống lúa này đều cho sản lượng đáng kinh ngạc. Vậy, cấu tạo hạt gạo như thế nào?

Một hạt lúa (hạt thóc) có cấu tạo gồm 4 phần. Vỏ trấu là lớp vỏ bao bọc bên ngoài hạt gạo, có chức năng bảo vệ các thành phần bên trong. Vỏ trấu chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt thóc. Mầm nằm ở bụng hạt thóc, gần cuống hạt. Đây là thành phần có chức năng phát triển thành mầm cây lúa mới. Mầm chiếm 1 – 2% trọng lượng hạt thóc. Lớp cám bên ngoài hạt gạo chiếm khoảng 7 – 8% trọng lượng hạt. Đây là một lớp bột mịn, chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là vitamin và chất xơ. Cuối cùng là hạt gạo, nơi chứa hầu hết tinh bột và đường. Hạt gạo chiếm khoảng 70% trọng lượng hạt thóc. 

Cấu tạo hạt gạo

Quá trình từ cây lúa đến hạt gạo

Từ cây lúa đến hạt gạo là một quá trình dài, trải qua nhiều công đoạn và tốn nhiều thời gian. 

Quy trình trồng lúa bao gồm các công đoạn sau: chọn giống, chuẩn bị đất, gieo lúa, bón phân, quản lý nước, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. 

Bước 1: Chọn giống lúa

Giống lúa là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất mùa màng. Giống được chọn phải tốt, ít sâu bệnh, bông to, cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của vùng trồng. 

Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều giống lúa với nhiều đặc tính vượt trội như OM 4900, Nếp cái hoa vàng, RVT, M6,…

Bước 2: Chuẩn bị đất

Trước khi gieo lúa xuống ruộng, người nông dân phải đảm bảo đất đã được cày bừa kỹ để thoáng khí, loại bỏ hạt giống của cỏ dại. 

Bước 3: Gieo lúa

Có hai phương thức gieo lúa là gieo trực tiếp và gieo gián tiếp. Người nông dân có thể gieo trực tiếp xuống ruộng chính. Hoặc họ có thể gieo gián tiếp bằng cách gieo và ruộng phụ, chờ cây nảy mầm sẽ bắt đầu cấy cây theo hàng vào ruộng chính.
Bước 3: Bón phân

Quá trình canh tác cây lúa không thể thiếu việc cung cấp thêm chất dinh dưỡng để cây phát triển bằng các loại phân bón. Người nông dân sẽ bón phân theo đợt để đảm bảo cây lúa phát triển đúng kế hoạch. Lượng phân bón cũng được kiểm soát phù hợp. 

Bước 4: Kiểm soát lượng nước

Ông cha ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nước rất quan trọng đối với sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. Đặc biệt, cây lúa nước cần được trồng ngập sâu gốc trong nước để phát triển. Tuy nhiên, lượng nước phải vừa đủ. Nếu nước quá ít, khi cây ra hoa sẽ có hiện tượng hỏng hoa và hạt lép. Nếu quá nhiều nước sẽ làm thay đổi sự phát triển của thân cây. 

Bước 5: Phòng trừ sâu bệnh hại

Cũng như việc bón phân, công tác phòng trừ sâu bệnh rất quan trọng để đảm bảo một mùa màng bội thu. Tuy nhiên, vì vấn đề sức khỏe và môi trường, các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh hại được khuyến khích không nên sử dụng quá nhiều. Hoặc nên sử dụng các phương pháp hữu cơ để diệt trừ sâu bệnh. Gạo ST25 là một trong những loại gạo tiêu biểu của phương pháp trồng lúa organic tại Việt Nam. 

Bước 6: Thu hoạch

Sau khi cây trưởng thành, ra hoa và hạt chín, người nông dân tiến hành thu hoạch lúa và kết thúc một vụ lúa tại đây. 

Những lợi ích mà hạt gạo mang lại

Gạo không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn cung cấp nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Hạt gạo bổ sung năng lượng cho cơ thể

Trong một cốc gạo cung cấp 216 calo cho cơ thể. Số năng lượng này đủ để cung cấp một lượng chiếm khoảng 11% năng lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày (theo chế độ ăn 2000 calo/ngày). Tinh bột và đường có trong gạo sau khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành phân tử glycogen, sản sinh ra năng lượng. 

Hạt gạo bổ sung các nhóm vitamin cần thiết

Trong gạo có chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong đó, chủ yếu là nhóm Vitamin B. Nhóm vitamin này giúp hình thành tế bào não, đảm bảo quá trình vận hành của não bộ và hệ thần kinh. 

Hạt gạo cung cấp các loại khoáng chất quan trọng 

Không chỉ chứa vitamin, trong hạt gạo còn chứa các khoáng chất quan trọng như Sắt, Magie, Kali, Canxi,… Những khoáng chất này giúp hệ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch,…

Kiểm soát huyết áp ở mức tích cực

Như đã biết, hàm lượng Natri cao có thể khiến các mạch máu co lại, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, huyết áp tăng. Trong gạo có hàm lượng Kali đáng kể tuy nhiên không chứa quá nhiều Natri. Vì thế, người bị bệnh cao huyết áp có thể sử dụng gạo trắng bình thường. 

Hạt gạo có tác dụng làm đẹp

Một số sản phẩm mỹ phẩm trên thị trường hiện nay có chứa chiết xuất từ gạo. Các thành phần trong gạo giúp trắng mịn da, sáng da và ngăn ngừa mẫn cảm, kích ứng. Chị em phụ nữ có thể uống sữa gạo để có một làn da khỏe mạnh. 

Hạt gạo là một trong năm loại lương thực chính trên thế giới với nhiều công dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người. Không chỉ thế, đối với người dân Việt Nam, cây lúa, hạt gạo là cả một nền văn hóa với lịch sử lâu đời.