Giá lúa gạo Việt ngày 24/5/2023

Giá lúa gạo Việt

Giá lúa gạo Việt ngày 24/5/2023 lại ghi nhận mức giá bình ổn, không biến động. Thị trường trong nước sôi động, thị trường xuất khẩu thu về nhiều tín hiệu tích cực. 

Giá lúa gạo Việt hôm nay là bao nhiêu?

Giá lúa gạo Việt tại đồng bằng sông Cửu Long

Giá lúa gạo Việt tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long không biến động. Theo đó, giá lúa Đài Thơm 8 tại An Giang là 6.600 – 6.900 VNĐ/kg; lúa IR 504 có giá khoảng 6.200 – 6.400 VNĐ/kg; lúa OM 5451 có giá rơi vào khoảng 6.400 – 6.500 VNĐ/kg; lúa OM 18 dao động trong khoảng 6.500 – 6.600 VNĐ/kg; giá lúa Nhật neo ở khoảng 7.800 – 8.000 VNĐ/kg; lúa Nàng Hoa 9 có mức giá là 6.600 – 6.800 VNĐ/kg; lúa nếp Long An khô ổn định với mức giá 7.600 – 7.800 VNĐ/kg; trong khi đó, lúa nếp An Giang giữ mức giá 7.700 – 7.800 VNĐ/kg.

Với các loại gạo, giá gạo thành phẩm cũng như gạo nguyên liệu không biến động. Gạo nguyên liệu loại IR504 giữ mức giá là 8.300 – 8.400 VNĐ/kg; gạo thành phẩm IR 504 đi ngang ở mức giá 8.850 – 8.900 VNĐ/kg. 

Với các loại phụ phẩm, tấm IR 504 có mức giá là 8.500 – 8.600 VNĐ/kg; cám khô dao động ở mức giá cao hơn, khoảng 8.800 – 8.900 VNĐ/kg. 

Giá lúa gạo Việt tại các chợ lẻ

Giá gạo tại các chợ lẻ vẫn giữ xu hướng đi ngang, gạo thơm Jasmine có giá khoảng 14.000 – 15.000 VNĐ/kg; gạo thường chỉ còn khoảng 11.000 – 12.500; gạo Sóc Thường ổn định ở mức giá 15.000 VNĐ/kg; gạo nếp ruột có giá khoảng 16.000 – 18.000 VNĐ/kg; gạo Nàng Nhen có giá là 22.000 VNĐ/kg. bằng với giá của 1 kg gạo Nhật; gạo trắng thông dụng (gạo tẻ) có giá khoảng 14.500 VNĐ/kg; gạo Nàng Hoa có giá 18.500 VNĐ/kg; gạo thơm Đài Loan được người tiêu dùng mua với giá khoảng 20.000 VNĐ/kg; gạo thơm Thái có mức giá ổn định trong khoảng 18.000 – 19.000 VNĐ/kg; gạo Hương Lài có giá khoảng 19.000 VNĐ/kg; gạo Sóc Thái duy trì mức giá ổn định là 18.000 VNĐ/kg. 

Theo thống kê từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành gieo sạ được khoảng 985 ngàn hecta trên tổng số 1,5 triệu hecta trong vụ Hè Thu, đạt khoảng 66% diện tích cần gieo theo kế hoạch. Tính đến hết ngày 18.5.2023, các tỉnh đã tiến hành thu hoạch sớm được khoảng 126 ngàn hecta lúa. 

Chủng loại lúa/gạoGiá thành
Lúa Đài Thơm 86.800 – 7.000
lúa OM 186.600 – 6.800
lúa IR 5046.200 – 6.400
lúa OM 54516.400 – 6.500
lúa Nàng Hoa 86.600 – 6.800
lúa Nhật7.800 – 8.000
lúa nếp khô Long An8.600 – 8.800
lúa nếp khô An Giang8.200 – 8.400
lúa IR 504 khô6.500
gạo thơm Jasmine14.000 – 15.000
gạo thường11.000 – 12.500
gạo Sóc Thường15.000
gạo Sóc Thái18.000
gạo nếp ruột16.000 đến 18.000
gạo Nàng Nhen22.000
gạo Thơm Đài Loan20.000 
gạo Hương Lài19.000
gạo thơm Thái hạt dài18.000 – 19.000

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Giá các loại gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu giữ ở mức ổn định. Hiện nay, gạo 100% tấm của Việt Nam có giá khoảng 373 USD/tấn, tăng khoảng 3 USD/tấn so với hôm qua ngày 23.3. Giá gạo 5% tấm là 420 USD/tấn; gạo 25% tấm có giá khoảng 400 USD/tấn; gạo Jasmine có giá khoảng 528 – 532 USD/tấn. 

Theo số liệu tổng hợp từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo xuất khẩu trong nửa đầu tháng 5 năm 2023 khoảng 369.168 tấn, thu về trị giá khoảng 195,699 triệu USD, so với cùng thời điểm này năm 2022 tăng khoảng 16.21% về sản lượng và 27.74% về giá trị xuất khẩu. 

Chỉ tính trong tháng 4, xuất khẩu gạo đạt sản lượng hơn 1 triệu tấn, mang về 545,85 triệu USD, vượt qua kỷ lục cũ 961.608 USD/tấn và giá trị 509 triệu USD so với tháng 3. So với cùng thời điểm năm 2022, số liệu mới này tăng 87.9% về sản lượng và tăng gần gấp 2 lần về giá trị xuất khẩu. 

Giá lúa gạo Việt

Tính tổng trong quý I năm 2023, chúng ta đã xuất khẩu ra thị trường quốc tế được 2,9 triệu tấn gạo, thu về 1,5 tỷ USD. Số liệu này tăng 40,7% về sản lượng và 51,6% về giá trị xuất khẩu so với quý I năm 2022. 

Không chỉ thế, bình quân giá gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 cũng vượt 7,8% so với năm ngoái là 527 USD/tấn.

Như vậy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đây là một tín hiệu tích cực đối với cả các doanh nghiệp xuất khẩu lẫn người nông dân. Tuy nhiên, nguồn cung trong nước hiện đang cạn kiệt, trong khi nhu cầu lúa gạo trên thị trường quốc tế tăng nhanh do sản lượng gạo của Miến Điện và Pakistan giảm mạnh. Đây cũng là một thử thách nhức nhối đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Giá lúa gạo Việt ở thị trường trong nước đang giữ ở mức ổn định, không biến động, giá lúa tươi vụ Hè Thu tăng cao. Thị trường quốc tế rộng mở, tạo nhiều cơ hội cho ngành gạo xuất khẩu của Việt Nam