Trong các cách phân loại gạo, có cách phân loại gạo theo tính chất hạt gạo. Vì thế, sẽ có hai loại gạo là gạo nếp và gạo tẻ. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện khí hậu cũng như thổ nhưỡng mà các loại gạo nếp ở các vùng cũng có hương vị khác nhau. Vậy, gạo nếp Nhật ngon hơn hay gạo nếp Việt Nam ngon hơn?
Gạo nếp Nhật hay gạo nếp Việt Nam ngon hơn?
Việc phân loại các loại gạo giúp bạn sử dụng gạo đúng hơn tùy theo từng mục đích. Gạo nếp thường được dùng để nấu các món cần độ dính cao như xôi, bánh chưng, chè,…
Gạo nếp Nhật là gì?
Gạo nếp là gì?
Gạo nếp hay còn gọi là gạo sáp, là một loại gạo phổ biến ở Châu Á. Đặc biệt, gạo nếp chiếm đến 85% sản lượng gạo của Lào. Cơm nấu từ gạo nếp có độ dính rất cao, có thể ăn được bằng tay. Bên cạnh đó, cơm có mùi thơm và ngọt hơn gạo tẻ.
Gạo nếp Nhật là gì?
Gạo nếp Nhật hay còn được gọi là gạo mochi. Cái tên đã nói lên công dụng của loại gạo thơm ngon này. Những hạt gạo nếp thường được giã ra thành bột và làm thành món bánh mochi truyền thống của người Nhật Bản. Gạo cũng có kết cấu dính và dẻo giống gạo nếp Việt Nam. Hạt gạo mochi có màu trắng sữa, khá tròn mà “mập”, kích thước nhỏ, chiều dài ngắn.

Gạo nếp Nhật được sản xuất như thế nào?
Đối với một đất nước không được thiên nhiên ưu ái như Nhật Bản, nền nông nghiệp phát triển như hiện nay được gọi là kỳ tích. Người dân Nhật Bản nổi tiếng với sự cần cù, kỷ luật trong công việc, chất lượng sản phẩm họ làm ra cũng rất cao, từ máy móc điện tử cho đến những hạt gạo nếp cũng thế. Người nông dân Nhật Bản phải gieo trồng và chăm sóc tỉ mỉ để cho ra từng hạt gạo trắng ngần như sữa, thơm ngọt tự nhiên như thế.
Quy trình trồng lúa nếp ở Nhật
Gieo giống:
Để có được những vụ mùa bội thu, những hạt gạo chất lượng thì khâu chọn giống không thể xem nhẹ. Hạt giống là những hạt mẩy, tròn, màu sắc đẹp mắt nhất, được người nông dân nâng niu cất giữ từ vụ trước. Đất trồng đã được cày bừa kỹ, đất tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện để rễ lúa hô hấp và hút chất dinh dưỡng. Thóc giống đã được chuẩn bị sẽ được gieo lên ruộng giống. Khi cây lúa phát triển đến khoảng 8 – 10cm sẽ được nhổ lên và đem trồng ở một ruộng lúa chính thức. Điều này đảm bảo cây lúa được trồng ngay ngắn thẳng hàng, dễ dàng cho quá trình chăm sóc. Với điều kiện phát triển của ngành công nghiệp máy móc ở Nhật Bản, việc gieo giống này đã được hiện đại hóa bằng máy móc, giúp ích rất nhiều cho người nông dân.
Chăm sóc
Người xưa có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Thật vậy, việc cung cấp nước cho cây trồng là rất quan trọng. Điều này càng quan trọng khi trồng lúa, một loại cây sống trong môi trường cần nhiều nước. Người Nhật đã tận dụng hết tất cả những điều kiện tự nhiên để dẫn nước từ sông vào ruộng. Ở những vùng đồi núi, người Nhật cũng lựa chọn trồng lúa trên ruộng bậc thang như ở Việt Nam.
Bên cạnh việc cung cấp đủ nước, người nông dân Nhật còn phải diệt trừ cỏ dại và sâu gây hại trên ruộng lúa của họ. Người Nhật ưa thích các loại rau củ, ngũ cốc,… được trồng bằng phương pháp organic. Vậy nên họ thường hạn chế sự can thiệp của các chất hóa học như thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu trên ruộng lúa.
Thu hoạch
Đến mùa thu, khi nước trên ruộng lúa đã khô lại, chính là lúc người nông dân đi gặt hái những bông lúa nặng trĩu với gương mặt hân hoan. Họ sử dụng cả hai cách đó là gặt thủ công và gặt máy. Nếu gặt thủ công, những chiếc liềm chuyên dụng sẽ thoăn thoắt gặt xuống những bông lúa vàng ươm. Sau đó, những bông lúa này được mang đi “đập” để các hạt thóc rơi ra. Nếu gặt bằng máy, mọi công đoạn như gặt, tuốt lúa, đóng gói những hạt lúa đều được thực hiện bằng máy móc.
Hạt thóc trước khi được chế biến thành hạt gạo, sẽ được mang đến hợp tác xã nông nghiệp để kiểm tra qua chất lượng.
Cách chọn gạo nếp Nhật ngon
Hiện nay tại các siêu thị đã bày bán rất nhiều loại gạo nếp Nhật. Tuy nhiên, nếu là lần đầu mua gạo, bạn nên chú ý đến các chi tiết sau:
Quan sát bao bì
Các loại gạo nếp Nhật được đóng trong bao bì rất chắc chắn, để đảm bảo khi vận chuyển đường xa sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Vì thế, bạn nên quan sát xem bao bì có bị rách, thủng, hay mỏng manh dễ rách không nhé.
Ngoài ra, một số thông tin trên bao bì cũng sẽ quyết định bạn có chọn được một loại gạo ngon không nhé.
- Nơi trồng: Một số vùng trồng gạo nếp Nhật nổi tiếng là Hokkaido(北海道), Saga(佐賀), Niigata(新潟)
- Chọn ngày xay xát gạo: Trên bao bì có ghi ngày xay xát gạo. Bạn nên chọn mua những loại gạo vừa mới được xay xát, những loại gạo mới thường ngon ngọt hơn.
- Xem phương pháp trồng lúa: Nếu thấy xuất hiện chữ 有機 hay ゆうき – yuuki thì loại gạo trên tay bạn là loại gạo được trồng theo phương pháp hữu cơ, rất an toàn cho sức khỏe.
Quan sát hạt gạo
Loại gạo nếp ngon thì các hạt gạo có kích thước đều nhau, mẩy, bóng, ít hạt gãy vụn, không có hạt bị xỉn màu, mốc. Hạt gạo ngon có màu trắng sữa tự nhiên.
Gạo nếp Nhật làm món gì ngon?
Bánh Mochi
Gạo Mochi được sử dụng phổ biến trong các công thức làm bánh mochi. Gạo được xay thành bột, trộn với bột gạo, đường, sữa tươi, nước. Hỗn hợp bột được mang đi hấp rồi đảo trên chảo. Sau đó nhào bột với bơ đến khi bột dẻo, không dính tay thì chia bột thành từng phần nhỏ, cho nhân vào và gói lại. Tiếp đó, bánh được mang đi hấp. Thành phẩm là những chiếc bánh mochi tròn trịa mịn màng đẹp mắt.
Xôi
Gạo nếp Nhật cho ra những món ăn thơm đậm mùi nếp. Một trong số đó là xôi – món ăn được chế biến đơn giản nhất. Cách nấu xôi cũng giống như cách nấu cơm thông thường. vo gạo, ngâm gạo, cho nước với một tỷ lệ nhất định rồi đem nấu. Làn khói nghi ngút từ những nắm xôi mang theo hương cốm và vị ngọt khó quên.
Bánh khúc
Bánh khúc nhìn bề ngoài giống như một nắm xôi thông thường. Thực tế, “nắm xôi” mà bạn thấy chỉ là một lớp gạo nếp ở bên ngoài mà thôi. Bánh khúc được làm từ bột nếp, gạo nếp, một số nguyên liệu để làm nhân bánh. Bột nếp được chế biến tương tự với cách làm bánh mochi. Nhân bánh khúc thường là nhân mặn từ tôm, thịt hay nhân đậu xanh. Sau khi gói nhân vào bánh nếp, bánh sẽ được lăn qua một lớp gạo nếp Nhật. Để bánh khúc có màu sắc đẹp hơn, người Nhật thường ngâm trước gạo nếp với các loại nước màu từ nguyên liệu thiên nhiên như lá dứa. Cuối cùng là công đoạn hấp bánh. Những chiếc bánh sau khi hấp xong có màu sắc đẹp mắt, lớp xôi bên ngoài tới xốp, nở đều, bánh dẻo kết hợp với nhân tạo nên một thứ mỹ vị nhân gian.
Gạo nếp Nhật hay gạo nếp Việt ngon hơn?
Vậy, gạo nếp Nhật hay gạo nếp Việt Nam ngon hơn. Trên thực tế, mỗi một loại gạo đều mang hương vị riêng. Gạo nếp Việt có sự cần cù lao động của người nông dân, gạo nếp Nhật có sự kiên cường vượt lên trên điều kiện tự nhiên khắc khổ. Mỗi loại gạo đều cho ra những món ăn thơm nhất, ngon nhất, là niềm tự hào của dân tộc và đất nước. Vì thế, dù là gạo nếp Nhật hay gạo nếp Việt đều chiếm trọn tình cảm của người tiêu dùng trong và ngoài nước.