Tất tần tật về “gạo luộc”
Các bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ “gạo luộc là gì” chưa? Giới trẻ có lẽ đã quá quen với từ này, bởi nó xuất hiện rất nhiều trên mạng xã hội, mang lại yếu tố hài hước. Vậy, tại sao nó lại gây cười đến vậy? Thực tế thì ăn gạo luộc là cách mà gen Z gọi thay cho từ ăn cơm.
Vậy, nấu cơm có phải chỉ đơn giản là luộc gạo hay không? Hãy cùng tìm hiểu về cơm – món chính quen thuộc trong mọi bữa cơm Việt nhé!

Tầm quan trọng của “gạo luộc” đối với cơ thể
Cơm (hay còn được gọi với cái tên “gạo luộc”) là món chính trong ẩm thực Việt Nam. Vì sao con người cần ăn cơm hằng ngày? Sở dĩ cơm trở thành thành phần không thể thiếu trong những bữa cơm Việt bởi vì nó có lợi cho sức khỏe.
Cơm cung cấp năng lượng để cơ thể duy trì hoạt động trong một khoảng thời gian dài
Trong một bát cơm trắng có chứa 28g carbohydrate, 4g chất đạm, cùng với một hàm lượng nhỏ chất xơ và chất béo. Theo ước tính, một bát cơm cung cấp cho cơ thể một năng lượng tương đương 205 calo.
Giúp kiểm soát huyết áp:
Trong cơm có một hàm lượng nhỏ natri, rất có lợi với những người cao huyết áp.
Cơm có tác dụng giúp đẹp da:
Trên thị trường vẫn thường xuất hiện các loại sữa rửa mặt, các sản phẩm chăm sóc da mặt được chiết xuất từ gạo. Các thành phần có trong gạo góp phần giảm oxy hóa, ngăn chặn lão hóa sớm, sáng da.
Trong “gạo luộc” giàu vitamin và khoáng chất:
Lý do bạn nên thường xuyên ăn cơm là bởi vì trong cơm có chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin B1, nhiều vitamin D hơn và một số khoáng chất như Na+, Ca2+,…
Bật mí cách nấu “gạo luộc” ngon
Nấu cơm tưởng chừng là việc đơn giản và cơ bản nhất trong quá trình chuẩn bị một bữa ăn. Tuy nhiên, để hạt cơm sau khi nấu có độ ẩm vừa phải, có vị ngọt nhẹ, thì kỹ thuật nấu cũng rất quan trọng. Việc nấu “gạo luộc” trải qua các bước sau:
Bước 1: Chọn gạo
Cần chọn loại gạo sạch, chất lượng như gạo ST25, gạo Thơm Thái, gạo Hàm Châu,… để có một bát cơm trắng ngon. Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không chọn gạo có màu sắc đen hoặc nâu.
Các loại gạo nhập khẩu khác như gạo ấn độ, gạo thái lan, gạo nhật… của chúng tôi cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Tuyệt đối KHÔNG chọn gạo có màu quá trắng hay bạc bụng. Gạo phải có mùi thơm nhẹ, không có mùi lạ như mùi ẩm mốc.
Bước 2: Vo gạo đúng cách
Cho nước vào nồi gạo, dùng tay khuấy nhẹ để các chất bẩn, vỏ trấu còn sót lại tách ra khỏi gạo, chắt bỏ nước, vo lại thêm 2 3 lần để gạo sạch. Lưu ý trong lúc vo gạo không nên quá qua loa hay chà xát gạo quá mạnh. Nếu bạn vo gạo một cách nhanh chóng và hời hợt thì sẽ không loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu bạn chà xát gạo quá mạnh sẽ khiến gạo mất đi lớp cám gạo giàu vitamin B1 bên ngoài.
Bước 3: Đo mức nước gạo để nấu
Đây là bước quyết định đến độ ẩm của “gạo luộc” sau khi nấu. Tùy vào từng loại gạo và số lượng gạo mỗi lần nấu để đo lường mực nước vừa phải. Những lần nấu đầu bạn có thể cho tùy ý, rồi điều chỉnh sau mỗi lần nấu sao cho phù hợp. Cách đo lường truyền thống là đặt nhẹ bàn tay lên bề mặt gạo, cho nước vừa đủ ngập bàn tay thì dừng.
Bước 4: Ngâm gạo trước khi nấu – bí quyết ít được để ý
Việc ngâm gạo tầm 10 – 15 phút trước khi nấu giúp hạt cơm sau khi nấu dẻo, mềm và thơm hơn
Bước 5: Xới “gạo luộc” khi chín
Ngay lúc cơm vừa chín tới, mở nắp nồi cơm, dùng đũa xới đều cơm, để tầm 1 phút rồi đậy nắp và để yên tầm 10 phút trước bữa ăn.
Trên đây là các bước nấu “gạo luộc” đảm bảo 3 yếu tố: ngon, ngọt, thơm. Ngoài ra, bạn có thể thêm một ít dầu mè, dầu ô liu để hạt cơm sau khi nấu bóng bẩy, mềm dẻo hơn. Hoặc bạn cũng có thể thêm một ít sữa tươi theo tỉ lệ 3 nước : 1 sữa để hạt cơm thơm và ngọt hơn. Chúc bạn thành công với bí quyết nhỏ này của mình