Gạo dẻo loại nào thì ngon? Review các loại gạo dẻo

Gạo dẻo

Gạo dẻo loại nào thì ngon?

Có thể nói, gạo là lương thực chính và không một loại thực phẩm nào có thể thay thế được vai trò của gạo đối với người Việt. Tuy nhiên, gạo cũng có nhiều loại gạo. Mỗi loại gạo lại có một đặc trưng riêng. Một số người thích ăn cơm khô, hạt cơm không dính vào nhau. Một số người lại có xu hướng thích ăn cơm dẻo, các hạt cơm dính với nhau. Nhu cầu ăn uống đa dạng, khiến cho thị trường gạo cũng trở nên phong phú hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các loại gạo dẻo ngon nhất trên thị trường. Cùng đọc và tìm hiểu nhé!

Gạo dẻo là gì?

Gạo dẻo là một trong các loại gạo phổ biến tại Việt Nam. Các loại gạo này có chung một đặc điểm là hạt thon, dài, sau khi nấu cơm dẻo mềm hơn bình thường, các hạt cơm dính vào nhau, có mùi thơm nồng hơn so với các loại gạo khác, nhưng không gây khó chịu. Cơm được nấu từ gạo dẻo có vị ngọt hậu, đậm đà, ăn rất ngon miệng. Có thể hiểu rằng, gạo dẻo là sự pha trộn giữa gạo nếp và gạo tẻ. 

Những người sành ăn không thể bỏ qua các loại gạo dẻo sau đây

Gạo còn cám Khổng Tước Nguyên 

Giống gạo với cái tên sang trọng này từng là gạo tiến vua ngày xưa, được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gạo vẫn giữ được cám sau khi xay, do vậy, khi nấu cơm lên, các hạt cơm dính vào nhau. Cơm nấu từ loại gạo này để nguội vẫn giữ được vị ngọt, thơm mềm, không bị cứng. Hàm lượng dinh dưỡng có trong gạo cũng khá cao. Hạt gạo dài, màu trắng sữa đục. 

Gạo Nhật TAIYO – giống gạo dẻo cao cấp

Là giống gạo được gieo trồng trên mảnh đất màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long, gạo Nhật TAIYO thích hợp cho tất cả các món từ Việt đến Nhật. Cơm khi nấu lên rất dẻo, có độ dai và thơm nhẹ, vị ngọt đậm đà. Hạt gạo tròn đều, mẩy, căng, trắng như bông, ít nứt vỡ, cơm để nguội vẫn không bị cứng. Loại gạo này được dùng trong các món ăn như sushi, cơm nắm, cơm cuộn, cơm trộn,…

Gạo ST24 – giống gạo dẻo ngon top 3 thế giới

Cái tên ST24 chắc hẳn đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với gạo ST25, gạo ST24 cũng do kỹ sư Hồ Quang Cua nghiên cứu và phát triển. Hạt gạo có màu trắng trong, dài khoảng 8mm, có mùi lá dứa thoang thoảng. Cơm sau khi nấu có dẻo chắc, mềm thơm, dùng để nấu cơm niêu thì quả thật là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Gạo Sữa Gò Công

Đặc sản Gò Công ngoài bánh vá thì còn có loại gạo sữa nức tiếng gần xa. Gạo sữa Gò Công, hay còn được biết đến với tên gạo Đài Loan đặc biệt, được lấy từ giống lúa VD20 chịu mặn tốt. Khác với các loại gạo dẻo khác, giống gạo này có hạt nhỏ, ngắn, màu đục như sữa, có mùi thơm tự nhiên, cơm có độ dẻo vừa phải.

Gạo Đỗ Quyên

Cái tên mỹ lệ này được dành cho một loại gạo dẻo, thơm tự nhiên, được trồng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hạt gạo dài, màu trắng trong. Cơm nấu lên có độ dẻo vừa phải, mùi thơm và vị ngọt vẫn được lưu giữ sau khi cơm nguội.

Gạo Lài Long Phụng

Đây là loại gạo tươi còn nguyên cám, nổi tiếng vì thơm ngon hảo hạng, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn cảm thấy dễ ngán với các loại gạo siêu dẻo như ST24, Khổng Tước Nguyên, thì gạo Lài Long Phụng sẽ là sự lựa chọn thay thế tuyệt vời. Vì cơm nấu từ gạo này có độ dẻo vừa phải, thơm ngọt tự nhiên, đặc biệt là giàu vitamin và khoáng chất.

 

Gia đình bạn thường sử dụng loại gạo nào để nấu cơm? Hy vọng bài viết trên đây có thể cung cấp thông tin về một số loại gạo dẻo nổi tiếng trên thị trường mà bạn cần.