Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần lưu ý

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Việt Nam là một trong ba quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vậy, chúng ta xuất khẩu gạo như thế nào? Những doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần lưu ý điều gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý những gì?

Mỗi năm, chúng ta sản xuất ra khoảng 26 triệu tấn gạo. Sau khi được sử dụng để tiêu thụ trong nước, số lượng còn lại khoảng 6 – 6,5 triệu tấn. Những tấn gạo này được xuất khẩu ra nước ngoài. Việc xuất khẩu gạo giúp chúng ta giải quyết được vấn đề gạo tồn kho. Không những thu lại lợi nhuận cao, xuất khẩu gạo còn thúc đẩy quá trình sản xuất gạo trong nước. Từ đó đóng góp một vai trò quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế đất nước. 

Cả nước có đến một nửa dân số sống dựa vào cây lúa. Xuất khẩu gạo làm tăng giá trị hạt gạo, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người nông dân. Cơ quan phụ trách trực tiếp cho quá trình này là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. 

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Tiềm năng to lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo

Hạt gạo Việt có mặt ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, thị trường Châu Á chiếm đại đa số thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc và Philippines. Ngoài ra, hạt gạo Việt cũng rất có chỗ đứng trên thị trường các quốc gia khác như Malaysia, Singapore, Indonesia,…  

Theo thống kê, trong năm 2022, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 7,1 triệu tấn, mang lại giá trị 3,45 tỷ USD, so với năm 2021, số liệu này tăng 13,8% về sản lượng và 5,1% về kim ngạch. Trung bình giá xuất khẩu đạt 486 USD/tấn.

Chỉ tính riêng trong tháng 1 năm 2023, Việt Nam xuất cảng hơn 359 nghìn tấn gạo, mang về hơn 186 triệu USD. So với năm 2022, số liệu này giảm 29% về số lượng nhưng lại tăng 6,8% về giá trị xuất khẩu. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho giá trị của hạt gạo Việt.

Philippines – thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo hướng đến

Trong các thị trường xuất khẩu gạo truyền thống của Việt Nam, Philippines vẫn là thị trường lớn số 1, chiếm 35% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo nên nắm bắt chuẩn thời cơ, tìm hiểu kỹ về tình hình thực tế của thị trường các nước ngoài để không bỏ lỡ cơ hội. 

Trung quốc mở cửa giao thương trở lại – cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam

Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng với các chính sách kiểm soát hàng hóa nhập khẩu mà Trung Quốc đưa ra đã gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Tuy nhiên, từ ngày 8/1/2023, Trung Quốc đã mở cửa giao thương trở lại. Tuy vẫn còn tồn tại rất nhiều quy định nghiêm ngặt nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu gạo Việt. Hiện nay, có 21 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo sang đất nước tỷ dân này. Tuy vậy, hạn ngạch xuất khẩu vẫn còn khá hạn chế. 

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt chinh phục các thị trường khó tính

Nhờ có hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA), hạt gạo Việt dần tiến vào thị trường nổi tiếng là khó tính và môi trường cạnh tranh cao này. EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch là 80.000 tấn gạo, trong đó có 30.000 tấn gạo trắng, 30.000 tấn gạo thơm và 20.000 tấn gạo nguyên cám. Đồng thơi, EU sẽ đưa thuế suất của gạo về 0% trong 3 đến 5 năm. Điều này hứa hẹn một vị trí của gạo Việt trong thị trường EU. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã nắm chắc cơ hội này như Tân Long, Trung An, Lộc Trời,…

Tuy nhiên, thuế suất mà Việt Nam phải đóng cho EU khá cao, đồng thời chúng ta chưa giành được hạn ngạch thuế quan từ EU nên khá khó cạnh tranh với các cường quốc xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ,… 

Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam

Nắm bắt được tiềm năng của ngành xuất khẩu gạo, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và phát triển ngày càng lớn mạnh. 

Tổng công ty Lương thực Việt Nam – Vinafood II

Công ty sở hữu một hệ thống lớn gồm các nhà máy và kho hàng trải rộng từ Đà Nẵng đến Cà Mau. Trong đó, trọng điểm mà công ty chú ý đến là vựa lúa chính của Việt Nam – các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà máy của Vinafood II sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất ra đa dạng các loại gạo đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Mỗi năng, Vinafood II cung cấp 3 triệu tấn gạo đến các thị trường Châu Á, Châu Âu, các nước Châu Phi và vùng Trung Đông. Các sản phẩm nổi tiếng của công ty là Gạo thơm Bông sứ xanh, Gạo thơm Bông sứ đỏ, Gạo thơm Bông trạng nguyên đỏ,…

Tổng công ty Lương thực Miền Bắc

Cùng với Vinafood II, tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Tổng công ty hiện có trên 50 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản, có các cơ sở chi nhánh đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang – Angimex

Angimex là một trong những doanh nghiệp lớn trong đa dạng các lĩnh vực, nhưng chủ yếu là ngành lúa, gạo. Angimex tự hào cung cấp những hạt gạo chất lượng, đảm bảo các tiêu chí khắt khe của thị trường nước ngoài. Quy mô của Angimex có thể sản xuất đến 2.200 tấn gạo mỗi ngày. Mỗi năm, Angimex cung cấp nhiều loại gạo với tổng sản lượng từ 230.000 đến 300.000 tấn đến các thị trường lớn như Philippines, châu Phi, Indonesia, Malaysia,…

Công ty TNHH Việt Hưng

Sở hữu đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, năng lực cao, Công ty TNHH Việt Hưng luôn đi đầu trong lĩnh vực xay xát, chế biến gạo. 3 nhà máy thuộc công ty cùng với 1 nhà máy xay lúa quy mô 20.000 tấn lúa khô và 5 sà lan với tổng tải trọng lên đến 4000 tấn cung cấp hàng nghìn tấn gạo mỗi ngày cho thị trường. 

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần phải lưu ý điều gì?

Thị trường xuất khẩu gạo khó tính và có nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đồng thời biến động khôn lường, vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải nghiên cứu thật kỹ tình huống thực tế. Điều kiện tiên quyết là phải tuân thủ các quy định của FTA, thực hiện nghiêm chỉnh trong mọi công đoạn để sản xuất và cung cấp những hạt gạo chất lượng nhất. Bên cạnh đó, cần phải chuẩn bị tốt cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Như thế thì các doanh nghiệp mới có thể thành công đứng vững trên “chiến trường” xuất khẩu gạo được. 

Trên đây là một số thông tin về thị trường và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tiêu biểu của Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất về xuất khẩu gạo.